• Công nghệ
  • Digital Marketing
  • Khám phá
  • Kinh tế
  • Social Media
  • Thiết bị
Vision Community > Digital Marketing >

Shopee bị tố ‘chơi xấu’: Tặng voucher ép người bán đóng gian hàng trên Lazada, ai không ký vào thỏa thuận ‘độc quyền’ sẽ bị ‘trừng trị’

Digital Marketing

Shopee bị tố ‘chơi xấu’: Tặng voucher ép người bán đóng gian hàng trên Lazada, ai không ký vào thỏa thuận ‘độc quyền’ sẽ bị ‘trừng trị’

27 Tháng Năm, 2021 / 514

Tờ TechinAsia nhận định thị trường thương mại điện tử ở Đông Nam Á đang giống như trò chơi kéo co giành giật người bán.

Chỉ trích nặng nề bởi đổi thủ cạnh tranh

Tuy nhiên, Shopee – sàn thương mại thuộc tập đoàn Sea đang chịu chỉ trích nặng nề bởi các đối thủ cạnh tranh do cách họ sử dụng để dành chiến thắng. Một vài dữ liệu cho thấy các đối thủ cạnh tranh đang chịu bất lợi trước chiến thuật thu hút người bán của Shopee.

Shopee bị tố chơi xấu: Tặng voucher ép người bán đóng gian hàng trên Lazada, ai không ký vào thỏa thuận độc quyền sẽ bị trừng trị - Ảnh 1.

Một vài dữ liệu cho thấy các đối thủ cạnh tranh đang chịu bất lợi trước chiến thuật thu hút người bán của Shopee

Ví dụ như việc, Shopee gợi ý ký thỏa thuận độc quyền với người bán. Dựa trên các điều khoản hợp đồng và các cuộc hội thoại trên WhatsApp mà tờ TechinAsia có được, các đối thủ như Tokopedia và Lazada cũng cung cấp những thỏa thuận “ưu tiên” với người bán tuy nhiên, Shopee còn vượt xa ranh giới khi yêu cầu người bán đóng cửa hàng hiện tại của họ trên những nền tảng khác.

“Shopee gửi những voucher trị giá 459 USD cho những người bán được chọn. Điều kiện duy nhất là họ phải đóng cửa hàng trên Lazada trong ngày hội mua sắm 9/9 năm ngoái”, đó là thông tin tờ TechinAsia có được.

Hình phạt với các gian hàng vi phạm

Theo tài liệu này, Shopee cũng đã nêu rõ các hình phạt nếu các gian hàng vi phạm các điều khoản của thỏa thuận độc quyền, bao gồm thu hồi không chỉ lợi ích của thỏa thuận, mà còn loại bỏ chiết khấu vận chuyển hoặc mã vận chuyển miễn phí hoặc tệ hơn, bị cấm tham gia vào các chiến dịch tiếp thị trên nền tảng.

Shopee bị tố chơi xấu: Tặng voucher ép người bán đóng gian hàng trên Lazada, ai không ký vào thỏa thuận độc quyền sẽ bị trừng trị - Ảnh 2.

Shopee nêu rõ các hình phạt nếu các gian hàng vi phạm các điều khoản của thỏa thuận độc quyền

Cách làm của Shopee khiến những người bán hàng nhỏ lẻ phải đưa ra lựa chọn: Độc quyền làm việc với Shopee và được hưởng lợi từ chính sách giao hàng miễn phí hoặc hy vọng mong manh rằng vẫn có thể làm ăn tốt bằng việc duy trì cửa hàng trên nhiều nền tảng. Tuy nhiên đa phần người bán không muốn chọn ra đi bởi họ có thể bị giảm doanh thu so với đối thủ cạnh tranh – những người được hưởng lợi từ các chính sách của Shopee.

Thương thảo với điều kiện trong hợp đồng

Trong khi các thương hiệu lớn có khả năng thương thảo về các điều kiện trong hợp đồng với các sàn thì những nhà buôn nhỏ rơi vào tình huống khó khăn.

“Kinh doanh kiểu của Shopee kết hợp với hàng tỷ USD rót vào thị trường đã tạo ra một hệ sinh thái méo mó, gây hại cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ”, lãnh đạo từ một công ty thương mại điện tử chia sẻ. Shopee hiện từ chối đưa ra bình luận về vấn đề này.

Phó chủ tịch Tokopedia Inna Chandika nói rằng nền tảng của họ “không buộc người bán chỉ được hoạt động trên nền tảng của mình hay cấm người bán sử dụng các nền tảng/kênh bán hàng khác tạm thời hay dài hạn”.

Lazada hiện từ chối đưa ra bình luận về vấn đề này. Tuy nhiên, nguồn tin của tờ TechinAsia cho biết nền tảng này cũng không cấm các nhà buôn đóng cửa hàng trên những nền tảng khác.

Đây không phải lần đầu tiên Shopee bị chỉ trích bởi chiến lược của họ. Năm 2019, công ty này đã buộc nhà buôn đóng cửa hàng trên Lazada vào ngày 12/12 nếu muốn được tăng khả năng hiển thị trên Shopee.

“Thành trì” của Shopee

Dù gia nhập thị trường tương đối muộn so với Lazada nhưng Shopee đã nhanh chóng giành được ngôi vị đứng đầu trong khu vực chỉ sau 5 năm. Việc mạnh tay chi cho quảng cáo – mức chi phí vượt 1 tỷ USD trong năm 2020 là chiến lược chính tạo nên thành công này.

Hiện tại, những thỏa thuận độc quyền như kể trên đặc biệt được Shopee thực hiện ở 3 thị trường dẫn đầu trong khu vực là Indonesia, Malaysia và Việt Nam.

Chiến lược của Shopee về việc đưa mã giảm giá và freeship có hiệu quả nhằm tăng lượt truy cập và lượng đơn hàng vì vậy họ vẫn tiếp tục thực hiện.

Shopee bị tố chơi xấu: Tặng voucher ép người bán đóng gian hàng trên Lazada, ai không ký vào thỏa thuận độc quyền sẽ bị trừng trị - Ảnh 3.

Chiến lược của Shopee về việc đưa mã giảm giá và freeship có hiệu quả

Tin nhắn được cho là của Shopee nhắn với các đối tác mở bán trên các sàn TMĐT khác với nội dung yêu cầu tài khoản bán hàng ngừng bán các sản phẩm của mình trên sàn TMĐT Lazada.

Ví dụ trên một đơn hàng giá ship 6,2 USD, một người bán tại Indonesia có thể nhận 3,4 USD – tức là trên 50% giảm giá ship.

Những con số này cho thấy lý do tại sao nhiều người bán vẫn chọn tham gia chương trình độc quyền của Shopee. “Có hàng nghìn người bán không muốn hoặc cảm thấy không thể bán trên những nền tảng khác bởi họ mất trợ giá”.

Tạo lợi thế vượt trội

Sức ảnh hưởng của Shopee có thể tạo lợi thế vượt trội của họ so với các người bán. Dựa trên ước tính, Shopee đang dẫn đầu về lượt người dùng hoạt động hàng tháng, đánh bại Bukalapak và Tokopedia ở Indonesia và Sendo, Tiki tại Việt Nam.

Tuy nhiên người bán cũng “rất thông minh, họ tự tìm ra cách riêng của mình. Để tiếp tục hoạt động nhiều nền tảng, họ sử dụng những tên cửa hàng khác nhau, kết nối với những tài khoản ngân hàng khác nhau.

Nguồn: TechinAsia

Tags: công ty thương mại điện tử, đối thủ cạnh tranh, Đông Nam Á, thương mại điện tử
Share Post
Nhập môn kinh doanh TMĐT cho c...
Ông hoàng livestream Trung Quố...

About author

About Author

daisywebs

Other posts by daisywebs

Related posts

Google Keyword
Digital Marketing
Read more

Google Keyword Planner là gì? Hướng dẫn sử dụng công cụ hiệu quả nhất

6 Tháng Mười, 2021 / 369
Ngoài kỹ năng set-up quảng cáo, khả năng đọc hiểu các chỉ số cơ bản thì việc chọn đúng nhóm từ khóa ảnh hưởng rất...
Tìm kiếm từ khóa
Digital Marketing
Read more

Lợi ích của Google Keyword Planner trong tiếp thị sản phẩm

6 Tháng Mười, 2021 / 279
Quá trình tiếp thị sản phẩm đến với khách hàng luôn là vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm. Hiện nay, các công ty...
Công cụ Google Keyword Planner
Digital Marketing
Read more

Phân tích volume từ khóa bằng Google Keyword Planner

6 Tháng Mười, 2021 / 239
Nghiên cứu và phân tích từ khóa là việc làm cần thiết trong SEO. Đây là tính năng cần thiết trong việc đưa ra chiến...
Base E – Hiring
Digital Marketing
Read more

Base E – Hiring – Chinh phục doanh nghiệp lớn nhờ bài toán tuyển dụng

27 Tháng Chín, 2021 / 250
Vừa mới ra mắt chỉ hơn 1 năm tuy nhiên hệ thống quản trị tuyển dụng Base E – Hiring đã chinh phục hàng loạt...
Giao diện Trello
Digital Marketing
Read more

Hướng dẫn sử dụng Trello để quản lý dự án vừa và nhỏ chuẩn xác 

20 Tháng Chín, 2021 / 266
Trello là công Nếu như công việc của bạn liên quan đến PC hay laptop sẽ cần có một công cụ cần thiết để hỗ trợ...

Bài viết mới

  • Google Keyword Planner là gì? Hướng dẫn sử dụng công cụ hiệu quả nhất
  • Lợi ích của Google Keyword Planner trong tiếp thị sản phẩm
  • Phân tích volume từ khóa bằng Google Keyword Planner
  • Ứng dụng phòng chống dịch PC-COVID được thống nhất sử dụng trên toàn quốc
  • Những sai lầm nghiêm trọng khi ăn cơm có thể khiến bạn rước bệnh vào thân

Copyright © 2021 by Visionity

Hướng dẫn cá cược